entry-content:

bookmark:

GIỚI THIỆU "muvadi.com"

Phone:

img:

priceRange:

,
muvadi.com

url:

logo:

sameAs:

sales,
muvadi.com
info@muvadi.com
, ,
0971 709 114

This hCard created with the hCard creator.

entry-content:

bookmark:

Sản phẩm trong giỏ hàng: 0
0
0971 709 114
  • GIAO HÀNG

    GIAO HÀNGMiễn phí tận nhà

  • BẢO HÀNH

    BẢO HÀNHBảo hành 12 tháng

  • THÔNG TIN

    THÔNG TINBảo mật tuyệt đối

  • THANH TOÁN

    THANH TOÁN

  • HOÀN TRẢ TIỀN

    HOÀN TRẢ TIỀNTrong 30 ngày

  • HỖ TRỢ 24/7

    HỖ TRỢ 24/70916 154 114

Cho dù chuyến du lịch sắp tới của bạn là ở một vùng đất phía bên kia bán cầu hay chỉ đơn giản là một thành phố biển trong nước, sự chuẩn bị kỹ càng trước khi lên đường cũng sẽ đem lại cho bạn và người thân những khoảnh khắc thú vị bên nhau.

Chẳng những vậy, việc làm này cũng sẽ giúp bạn tránh được các mối rủi ro tiềm ẩn, chẳng hạn như thẻ tín dụng không thể rút được tiền trên đất khách hay bạn chẳng còn bộ quần áo sạch nào để mặc trong hai ngày cuối cùng. 

Vậy, sự chuẩn bị thế nào thì được đánh giá là kỹ càng? Hãy cùng tham khảo lời khuyên từ Muvadi nhé!

Bước 1: Sắp xếp  trước khi đi du lịch

1. Đặt vé máy bay, xe khách hay tàu hỏa trước những chuyến đi

Nếu bạn đi du lịch nước ngoài, vé máy bay có thể chiếm từ 1/3 đến một nửa chi phí chuyến đi. Để tiết kiệm một phần, bạn nên đặt vé từ sớm (trước ít nhất 3-4 tháng) để săn được nhiều ưu đãi. Có những hãng hàng không, hãng xe luôn phát hành loại vé giá rẻ vào mùa thấp điểm du lịch. May mắn “chộp” được những tấm vé vào thời điểm này, bạn sẽ dư ra một khoản kha khá.

Lưu ý cho bạn khi đặt vé máy bay, vé xe, vé tàu là chú ý đến thời gian. Hãy xem máy bay, xe khách, tàu hoả đến nơi vào thời gian nào để có kế hoạch đặt vé tàu, vé xe (đi tiếp đến thị trấn khác) hoặc thuê khách sạn nghỉ ngơi.

2. Bảo dưỡng xe ô tô nếu bạn dùng nó làm phương tiện di chuyển

Trước khi bạn đi trên một con đường, hãy thay dầu cho “người bạn đồng hành” cũng như kiểm tra tình trạng của nó: vận hành có êm không, bình ắc quy còn đầy không, bóng đèn hoạt động tốt không… Trường hợp thấy xe có bất kỳ vấn đề nào, cần lập tức sửa chữa.

- Hãy cho thợ máy biết rằng bạn đang lên kế hoạch cho một chuyến đi đường xa, đồng thời cho họ biết quãng đường bạn dự kiến đi. Thông tin này rất cần thiết để họ xác định xem chiếc xe có phù hợp cho chuyến du lịch hay không, nếu không thì cần sửa chữa những gì.

3. Đặt phòng tại điểm đến

Ngay khi đặt chân xuống sân bay, bạn chẳng mong gì hơn là được ngả lưng trên một chiếc giường êm ái. Muốn vậy, cần đặt phòng khách sạn từ trước, vì bạn sẽ chẳng đủ sức để đi tìm phòng trong trạng thái uể oải rã rời. Chưa kể từ sân bay đến khách sạn bạn ở là một khoảng cách khá xa. Bạn muốn có một chiếc xe để thuận tiện hơn trong di chuyển lúc này (và cả những ngày sau đó)? Vậy thì hãy liên hệ với dịch vụ cho thuê xe từ lúc ở nhà.

Tuy nhiên, cần chắc chắn là bạn có đem theo đầy đủ giấy tờ trước khi thuê xe. Bên cạnh đó, nên hiểu về luật giao thông, ý nghĩa các biển báo đường bộ… để không có bất kỳ sai sót nào khi tham gia lái xe.

4. Cho người thân hoặc bạn bè biết về lịch trình của bạn

Ít nhất, bạn nên trình bày chi tiết về hành trình chuyến du lịch của bạn cho một vài người thân thiết. Họ cần biết về số chuyến bay, tên và thông tin liên lạc của khách sạn nơi bạn ở, những nơi bạn sẽ ghé thăm… Việc làm này để phòng khi vì một lý do nào đó mà mọi người mất liên lạc với bạn, họ còn có cơ sở để tìm hoặc thông báo cho lãnh sự quán.

5. Cho ngân hàng nơi bạn đăng ký thẻ tín dụng biết bạn sẽ đi du lịch

Nếu bạn có ý định sử dụng thẻ tín dụng trong chuyến đi, hãy gọi số dịch vụ khách hàng (có ở mặt sau của thẻ) và cung cấp ngày bạn sẽ đi cũng như nơi bạn sẽ đến. Nếu không, toàn bộ phí thanh toán bạn thực hiện trong khoảng thời gian xa nhà có thể bị coi là gian lận và bị từ chối.

- Nếu bạn đi du lịch đến một quốc gia khác, nhiều ngân hàng sẽ tự động khóa tài khoản thẻ tín dụng của bạn (khi thẻ được sử dụng ngoài lãnh thổ Việt Nam).

- Bạn chỉ nên mang theo 1-2 thẻ và để những thẻ khác ở nhà. Việc làm này nhằm giảm thiểu rủi ro nếu ví đựng tiền và thẻ của bạn bị mất hoặc đánh cắp.

6. Lưu thông tin liên lạc trong điện thoại

Trên đất khách xa lạ, có thể bạn sẽ gặp vấn đề về mạng và mất quyền truy cập Internet. Nếu lập trình thông tin của hãng hàng không, khách sạn… sẵn trong điện thoại, bạn sẽ không phải lo lắng về việc không thể truy cập trang web để tìm thông tin liên hệ.

Lấy địa chỉ và số điện thoại của đại sứ quán/lãnh sự quán ở nước bạn cũng là việc làm không thể bỏ qua.

Bước 2: Đóng gói hành lý

1. Chọn quần áo nhẹ, đa năng

Trang phục mỏng nhẹ chiếm ít không gian hơn trong vali của bạn, lại dễ dàng layer để tạo nên nhiều set đồ với phong cách khác nhau. Cách chuẩn bị này giúp bạn đối phó được với mọi loại thời tiết: nóng bức hay se lạnh, nắng ráo hay mưa rào.

- Nếu chuyến đi của bạn liên quan tới các hoạt động mùa đông ngoài trời như trượt tuyết, cũng tránh đóng gói quần áo nặng, cồng kềnh. Chỉ một chiếc áo khoác dày là đủ, và bạn nên mặc nó ngay từ lúc khởi hành chứ đừng nhét trong vali.

- Trường hợp đi du lịch ở một đất nước/thành phố khác, hãy chú ý đến các phong tục và truyền thống địa phương về cách ăn mặc. Có như vậy bạn mới chuẩn bị được loại quần áo phù hợp và không cảm thấy lạc lõng, e dè trong suốt chuyến đi.

2. Xác định rõ loại trang phục bạn sẽ mặc trong từng ngày

Nếu bạn thích gì nhét nấy, chẳng mấy chốc túi hành lý sẽ đầy, mà chưa chắc đã đủ. Nghĩa là nếu bạn đi ra biển và xác định phần lớn thời gian dành cho biển và hồ bơi, hãy mang theo vài bộ bikini, áo choàng tắm, chỉ cần 2 bộ trang phục trên bờ là đủ. Tương tự đối với giày dép và phụ kiện, đừng đóng gói giày cao gót, boots nếu bạn suốt ngày lang thang trên đường phố.

3. Đóng gói bằng cách cuộn

Quần áo khi gấp sẽ chiếm nhiều không gian vali hơn, cũng như dễ bị nhăn hơn so với cuộn. Chỉ bằng động tác cuộn, bạn sẽ không cần đem theo bàn ủi, đồng thời đóng gói được nhiều vật dụng hơn.

4. Mang theo túi thuốc và các vật dụng y tế

Có một bộ sơ cứu cơ bản bên mình sẽ giúp bạn không mất thời gian đi tìm hiệu thuốc nếu gặp tai nạn hoặc bị thương. Một số loại thuốc thông dụng như cảm cúm, sốt, tiêu chảy… cũng sẽ có ích. Nếu bạn dùng thuốc theo toa, nhớ cầm theo toa thuốc để nếu lỡ bị mất thuốc, còn có thể mua lại dễ dàng.

chuẩn bị thuốc và các vật dụng ý tế khi đi du lịch

 

Bước 3: Lên lịch trình trước khi đi du lịch

1. Tìm kiếm và tổng hợp thông tin điểm đến

Trước khi đến một vùng đất mới, bạn nên dành thời gian tìm thông tin về nơi đó. Ví dụ tại thành phố bạn sẽ đi du lịch có danh lam thắng cảnh hay điểm đến nào nổi tiếng, các quán ăn mà dân địa phương yêu thích… Ngoài ra, bạn nên nghiên cứu trước dịch vụ lưu trú, di chuyển, từ đó chọn và đặt trước khách sạn, phương tiện đi lại nhanh chóng hơn. 


2. Xem trước thời tiết

Thời tiết là vô cùng quan trọng, nó sẽ ảnh hưởng rất nhiều tới chuyến đi của bạn. Hãy xem xét thật kỹ và tham khảo các nguồn đáng tin về thời tiết nơi ta sắp đến. Như vậy bạn sẽ tránh được những lúc thời tiết xấu cũng như chọn được những trang phục phù hợp cho chuyến đi.


3. Sắp xếp các địa điểm tham quan sao cho hợp lý

Lên lịch trình là bước không thể thiếu nếu bạn muốn tham quan tất cả địa danh, quán ăn ngon tại điểm đến trong quỹ thời gian hạn chế. Hãy tính toán kỹ lưỡng lộ trình, cân đối thời gian di chuyển giữa các địa điểm, sau đó ghi chú để tránh nhầm lẫn khi đến nơi. Cũng trong bước này, bạn có thể lưu địa chỉ và số điện thoại của khách sạn hoặc nhà nghỉ, kèm theo đó là ảnh chụp bản đồ.


Bước 4: Giữ an toàn khi đi du lịch

1. Giữ liên lạc với ai đó ở nhà nếu bạn đang ở một nơi nguy hiểm

Có một số khu vực không an toàn với khách du lịch như khe núi cấm, khu trượt tuyết gắn biển cảnh báo nguy hiểm… Khi quyết định đến những nơi này, bạn cần gọi cho người thân ở nhà để họ biết bạn an toàn, cho biết khi nào bạn sẽ đi và khoảng mấy giờ sẽ trở về. Người bạn chọn phải là người có trách nhiệm, bình tĩnh và có khả năng xử lý tình huống khẩn cấp.

2. Giữ tài sản ở nơi an toàn

Những kẻ móc túi thường nhắm vào khách du lịch - những người có thể bị phân tâm hoặc mất phương hướng bởi môi trường xung quanh. Do đó, hãy sử dụng đai tiền hoặc quần áo khoác để bảo vệ giấy tờ tùy thân, tiền, thẻ tín dụng của bạn.

Khi bạn ra ngoài, đừng mang theo quá nhiều tài sản có giá trị. Ví dụ, nếu ra bãi biển, bạn có thể lấy một lượng tiền mặt nhỏ và một số giấy tờ tùy thân. Tuy nhiên, bạn sẽ không có nhu cầu đối với thiết bị điện tử hoặc thẻ tín dụng.

3. Thận trọng khi sử dụng wifi công cộng

Nhiều quốc gia có wifi công cộng, nhưng mạng không an toàn và dễ bị tin tặc tấn công. Nếu bạn phải sử dụng wifi công cộng, hãy tránh truy cập các tài khoản không an toàn, chẳng hạn như thông qua ứng dụng ngân hàng hoặc thẻ tín dụng. Ngoài ra, cần đặt mật khẩu cho bất kỳ thiết bị điện tử nào bạn dự định mang theo bên mình, để bất kỳ ai ngoài bạn cũng không thể truy cập chúng.

4. Tránh tiết lộ vị trí của bạn trên các phương tiện truyền thông

Chụp được tấm hình đẹp, bạn muốn chia sẻ với bạn bè ngay lập tức. Tuy nhiên, việc làm này có thể vô tình khiến nhà bạn trở thành mục tiêu của những tên trộm. Tốt nhất là đợi cho đến khi bạn trở về rồi mới đăng ảnh hoặc bất kỳ thông tin nào khác về chuyến đi.

Một điều cần lưu ý nữa là không bao giờ đăng chi tiết về hành trình của bạn trên phương tiện truyền thông xã hội, bao gồm cả những địa điểm bạn sẽ đi.

(Nguồn: Sưu tầm)

Muvadi chuyên cung cấp các vật dụng cần thiết cho các chuyến đi cắm trại, dã ngoại. Nếu bạn cần mua thiết bị chuẩn bị cho một chuyến đi hoàn hảo thì hãy xem chi tiết các sản phẩm bên dưới nhé.

BẠN CẦN MUVADI TƯ VẤN 24/7

Email: info@muvadi.com

Theo dõi Muvadi qua các kênh

(Mr.Tin)